FTA là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện báo đài về các vấn đề liên quan đến hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Tuy nhiên thực tế thì còn nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ FTA là gì? Hay có những loại FTA nào? Việt Nam đã tham gia bao nhiêu FTA?
Vậy thì hãy cùng Sách Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu rõ hơn về FTA qua bài viết dưới đây.
1. Hiệp Định Thương Mại Tự Do – FTA là gì? FTA là viết tắt của từ gì?
FTA là hiệp ước thương mại liên kết quốc tế được thương thảo giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Nhờ hiệp định này các bên tham gia sẽ được giảm hoặc xóa bỏ rào cản thương mại, từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
FTA được viết tắt từ cụm từ Free Trade Area có nghĩa là Hiệp định thương mại tự do.
2. Đặc Điểm Của FTA Là Gì?
Một số đặc điểm của một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có thể kể đến như sau:
– Thuế quan hay hạn ngạch giữa các quốc gia thành viên sẽ được giảm hoặc xóa bỏ.
– Đẩy mạnh việc hợp tác giữa các nước thành viên tham gia.
– Sự chuyên môn hóa thế mạnh của từng thành viên được đẩy mạnh.
– Cần có các quy tắc để FTA có thể vận hành, ví dụ như: các thủ tục thuế quan nào mỗi nước cần làm, loại thuế nào được giảm và loại nào bị xóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được ra sao,…
– Cần tạo sự cân bằng lợi ích giữa các bên hợp tác.
– Tạo cho các nước thành viên nhiều cơ hội phát triển mới.
3. Các Loại Hình FTA
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hiệp định thương mại tự được chia thành bốn nhóm chính.
– FTA khu vực: Là các hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các nước ở trong cùng một tổ chức khu vực, ví dụ như AFTA.
– FTA song phương: Là bản ký kết chỉ giữa hai nước với nhau, ví dụ như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA),…
– FTA đa phương: Đây là hiệp định được ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau, ví dụ như TPP
– FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: Đây được xem là bản giao kết giữa một tổ chức với một quốc gia ví dụ như Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
– Liên minh Châu U (EVFTA),…
4. Các FTA Việt Nam Đã Tham Gia
Dưới đây là các hiệp định FTA mà Việt Nam ký kết và có hiệu lực:
- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – AFTA (năm 1993)
- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc – ACFTA (năm 2003)
- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc – AKFTA (năm 2007)
- Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản – AJCEP (2008)
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản – VJEPA (năm 2009)
- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ – AIFTA (năm 2010)
- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia – New Zealand – AANZFTA (năm 2010)
- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi Lê – VCFTA (năm 2014)
- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc -VKFTA (năm 2015)
- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu – VN – EAEU FTA (năm 2016)
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP (năm 2018)
- Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) – AHKFTA (năm2019)
- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu – EVFTA (năm 2020)
- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh -UKVFTA (năm 2020)
5. Điểm Khác Biệt Giữa FTA Truyền Thống Và FTA Thế Hệ Mới Là Gì?
Có ba đặc điểm để phân biệt FTA truyền thống với FTA thế hệ mới như sau:
Thứ nhất, các FTA thế hệ mới sẽ có cả các nội dung “phi thương mại”. Trước đây do lo ngại sẽ tạo các rào cản đối với thương mại nên các nội dung này đã từng bị đưa ra khỏi các vòng đàm phán WTO.
Hiện nay trong bối cảnh mới nó lại có ảnh hưởng ngày càng lớn đến vấn đề thương mại của các quốc gia do đó nó rất được quan tâm. Một số vấn đề “phi thương mại” trên có thể kể đến như lao động, phát triển bền vững, môi trường, quản trị tốt.
Thứ hai, các FTA thế hệ mới có nhiều nội dung mới hơn FTA truyền thống. Có thể điểm vài nội dung mới như mua sắm công, đầu tư, cạnh tranh, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử, …
Thứ ba, các FTA thế hệ mới sẽ xử lý các vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, thương mại hàng hóa, các quy tắc xuất xứ một cách sâu sắc hơn FTA truyền thống, …
Chẳng hạn, FTA thế hệ mới có mức độ cam kết rộng và sâu sắc hơn, có thể cam kết cắt giảm thuế gần như là về 0% với hầu hết các hàng hoá và dịch vụ mà không có loại trừ, điều này đã làm rõ hơn so với các FTA truyền thống.
Trên là là những nội dung tổng quan về FTA, mong rằng những thông tin từ bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Xem thêm: Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu Mới Nhất 2022