Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là loại giấy tờ hết sức quan trọng nhằm xác định hàng hóa thuộc quyền sản xuất của quốc gia nào
Vậy Giấy chứng nhận xuất xứ là gì? các form c/o sử dụng phổ biến hiện nay là gì hãy cùng Sách Xuất nhập khẩu tìm hiểm trong bài viết dưới đây nhé!
♥ Review khóa học Logistics ở đâu tốt
I GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ LÀ GÌ?
Giấy chứng nhận xuất xứ _Certificate of Origin, thường viết tắt là C/Olà một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa.
C/O_Certificate of Origin: là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).
II VAI TRÒ CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
Chứng từ C/O có thể không được coi là một chứng từ chính thức, khi nó được chính người xuất khẩu cấp. Thông thường, nước nhập khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu trình chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
Chứng nhận xuất xứ rất quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa.
C/O cũng quan trọng cho áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và thống kê, đặc biệt là với hàng thực phẩm. C/O cũng có thể quan trọng trong các quy định về an toàn thực phẩm.
Trước khi kết thúc giao địch hợp đồng, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu nên xác định rõ là có cần C/O không, mẫu C/O nào, nội dung gì.
Chứng nhận nhập khẩu ưu đãi là một chứng từ xác nhận hàng hóa trong một lô hàng cụ thể có xuất xứ nhất định theo các định nghĩa của một Hiệp ước thương mại tự do song phương hay đa phương nào đó.
Chứng nhận xuất xứ do các cơ quan hải quan của nước nhập khẩu sử dụng để quyết định liệu lô hàng nhập khẩu đó có được hưởng các ưu đãi theo các khu vực thương mại hoặc liên đoàn hải quan đặc biệt như EU hay NAFTA hay trước khi các biện pháp thuế chống phá giá được áp dụng.
Một sản phẩm có xuất xứ ưu đãi hay không phụ thuộc vào các quy định mà một Hiệp ước thương mại tự do cụ thể áp dụng.
Các quy định này có thể dựa theo giá trị hoặc dựa theo mức thuế và được gọi là “Quy định về xuất xứ”. Quy định về xuất xứ trên Giấy xuất xứ hàng hóa của bất kỳ Hiệp ước Thương mại Tự do sẽ quyết định một quy tắc cho mỗi sản phẩm được sản xuất dựa theo mã xác định danh mục thuế chung.
Mỗi quy tắc sẽ cung cấp nhiều lựa chọn để xác định liệu sản phẩm có xuất xứ ưu đãi hay không. Mỗi quy tắc cũng sẽ kèm theo quy tắc loại trừ trong đó xác định các trường hợp mà sản phẩm đó không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào.
III PHÂN LOẠI GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
Có 2 loại C/O chính:
C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…
Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development ). Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.
IV CÁC FORM C/O SỬ DỤNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Có nhiều loại C/O. Để có thể được hưởng ưu đãi thuế quan thì người khai hải quan cần lựa chọn các form C/O phù hợp với từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/ đến từ nước nào, …).
1 Form D (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN có hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ATIGA): Mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT.
2 Form E (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN và Trung quốc có hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN -Trung Quốc): Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư 01/2011/TT-BCTthì: Kể từ ngày 01/3/2011, các lô hàng nhập khẩu vào Trung Quốc, Bru-nây, Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan muốn được hưởng ưu đãi của những nước này theo Hiệp định ACFTA phải sử dụng C/O Mẫu E mới theo quy định tại Thông tư 36/2010/TT-BCT (xem mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 36/2010/TT-BCT).
- Những lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Bru-nây, Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan có ngày hàng hóa đến cửa khẩu kể từ ngày 01/3/2011, nếu yêu cầu được hưởng ưu đãi theo Hiệp định ACFTA, phải sử dụng C/O Mẫu E mới theo quy định tại Thông tư 36/2010/TT-BCT (xem mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 36/2010/TT-BCT).
- Các lô hàng nhập khẩu từ Cam-pu-chia, Lào, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin được tiếp tục sử dụng C/O Mẫu E cũ theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTM cho đến khi có quy định mới (xem mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM).
3 Form AK(Asean – Hàn Quốc): Mẫu tại Phụ lục VI-A ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT.
4 Form AJ (Asean – Nhật Bản):
- Mẫu giấy chứng nhận xuất xử của ASEAN tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quyết định 44/2008/QĐ-BCT.
- Mẫu giấy chứng nhận xuất xử của Nhật bản tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Quyết định 44/2008/QĐ-BCT.
5 Form AANZ (Asean – Úc – New Zealand): Mẫu tại Phụ lục V-A ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT.
6 Form AI (Asean – Ấn Độ): Mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 15/2010/TT-BCT.
7 Form VJ (Việt Nam – Nhật Bản): Mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 10/2009/TT-BCT.
8 Form VC (Việt Nam – Chi Lê):
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa VC của Việt Nam (tại Phụ lục IV-A ban hành kèm theo Thông tư 31/2013/TT-BCT);
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa VC của Chi Lê (tại Phụ lục IV-B ban hành kèm theo Thông tư 31/2013/TT-BCT);
9 Form VK (Việt Nam – Hàn Quốc):
- Mẫu C/O VK do Việt Nam cấp (tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT);
- Mẫu C/O KV do Hàn Quốc cấp (tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT);
10 Form EAV (Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu): Mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 21/2016/TT-BCT.
11 Form S (Việt Nam – Lào): Mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2010/TT-BCT.
12 Form X (Việt Nam – Campuchia):
- C/O Mẫu X (tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 17/2011/TT-BCT), do Bộ Công Thương nước Việt Nam cấp cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia.
- C/O Mẫu S (tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 17/2011/TT-BCT), do Bộ Thương mại Campuchia cấp cho hàng hóa có xuất xứ Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam.
Ngoài ra còn có những loại C/O phổ biến sau đây:
- C/O mẫu A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
- CO form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
- C/O form EAV (Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu)
- C/O mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)
»»» Xem thêm:
♥ Incoterms 2020 là gì? Tóm tắt nội dung Incoterms 2020
♥ Thủ tục hải quan hàng gia công
♥ Surcharge là gì? Tổng hợp các phụ phí trong vận tải quốc tế
♥ NVOCC là gì? TOP 5 công ty NVOCC tại Việt
Sách Xuất nhập khẩu chúc bạn thành công!