Hàng mượn phục vụ sản xuất sau đó tái xuất không thuộc đối tượng miễn thuế

Hàng mượn phục vụ sản xuất sau đó tái xuất không thuộc đối tượng miễn thuế” Đó là trả lời của Tổng cục Hải quan trước vướng mắc của Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 liên quan đến việc DN mượn khuôn để phục vụ sản xuất sau đó tái xuất có thuộc đối tượng miễn thuế.

>>>>>>> Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tại Hà Nội Tốt Nhất

Hàng mượn phục vụ sản xuất sau đó tái xuất không thuộc đối tượng miễn thuế

Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 (gọi tắt là DN) nêu, DN sản xuất linh kiện xe ô tô, ô tô cho khách hàng Honda Italy Piaggio Italy, để làm được linh kiện này cần phải có một số khuôn. Do đó, khách hàng có đặt luôn DN sản xuất khuôn này và trả tiền khuôn cho DN. học kế toán

Sau khi hoàn thành hợp đồng linh kiện, khách hàng tiếp tục cho DN mượn số khuôn này để sản xuất các linh kiện mô tô để xuất bán cho khách hàng.

Doanh nghiệp đã mở tờ khai theo hình thức mượn không thanh toán bất kỳ chi phí gì.

Trường hợp của DN có thuộc Khoản 9 Điều 1 của Thông tư 60/2019/TT- BTC không? Trường hợp, DN không phát sinh bất kỳ chi phí gì vậy sẽ phải khai = 0 cho trị giá hải quan nhưng hệ thống VNACCS không cho phép khai, vậy xử lý như thế nào? khóa học xuất nhập khẩu online

Theo Tổng cục Hải quan, Khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định: Hàng hóa NK là hàng đi mượn của đối tác nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam thực hiện thủ tục theo loại hình TNTX.

Điểm a Khoản 9 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp TNTX, TXTN để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép TNTX để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất” được miễn thuế NK.

Hàng mượn phục vụ sản xuất sau đó tái xuất không thuộc đối tượng miễn thuế

Như vậy, hàng hóa NK theo hợp đồng mượn để phục vụ sản xuất sau đó tái xuất trả lại nước ngoài không thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều 16 Luật thuế XK, thuế NK. DN phải xác định và kê khai trị giá hải quan để tính thuế NK khi tạm nhập hàng hóa và kê khai trị giá hải quan để tính toán số tiền thuế được hoàn trả sau khi tái xuất.

Trị giá hải quan khi khai báo tạm nhập là trị giá của hàng hóa NK tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.Khi tái xuất, số tiền thuế NK được hoàn lại xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, nếu DN khai báo NK thông thường, Khoản 9 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) cũng đã quy định rõ: Đối với hàng hóa NK là hàng đi mượn, trị giá hải quan là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn. Trường hợp cơ quan Hải quan có căn cứ xác định người khai hải quan khai báo trị giá không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa NK.

Tổng cục Hải quan đề nghị DN căn cứ quy định nêu trên để thực hiện khai báo trị giá hải quan, trường hợp có vướng mắc liên hệ với cơ quan Hải quan nơi mở tờ khai để được hướng dẫn.

Xem thêm: Các trường hợp bắt buộc phải hủy tờ khai hải quan

5/5 - (1 bình chọn)

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *