Kho ngoại quan là gì

Kho quan ngoại là gì và kho quan ngoại có vai trò như thế nào trong việc bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu được lập trên lãnh thổ Việt Nam. Hãy cùng Sách xuất nhập khẩu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

»»» Xem thêm: 

Kho quan ngoại là gì?

Kho ngoại quan là một dạng kho cho thuê dành riêng cho các mặt hàng liên quan đến xuất nhập khẩu và được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam cách biệt với các khu vực xung quanh, có sự thuận lợi về giao thông và thương mại, dùng để chứa các loại hàng hóa quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam hoặc hàng hóa trong nước nhưng được hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Tất cả các hàng hóa trong kho đều đã hoàn tất các thủ tục hải quan.

Quy định về đối tượng được phép thuê kho quan ngoại

Kho ngoại quan là gì

Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan gồm: doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động xuất nhập khẩu; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hợp đồng thuê kho ngoại quan phải theo mẫu thống nhất do Tổng cục Hải quan Việt Nam ban hành và phải thực hiện trước khi hàng đến cửa khẩu Việt Nam.

Những quy định về kho ngoại quan

Ở Việt Nam, quy chế kho ngoại quan được ban hành kèm theo Quyết định số 212/1998/QĐ-TTg ngày 02.11.1998 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 12/1998/TT-TCHQ ngày 10.12.1998 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Quy chế Kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định số 212/1998/QĐ- TTg ngày 02.11.1998 của Thủ tướng Chính phủ có một số quy định về kho ngoại quan như sau:

Địa điểm thành lập kho ngoại quan

Theo quy định của cục hải quan và pháp luật của nước Việt Nam, kho quan ngoại thường được thành lập ở những khu vực thuận lợi giao thông và giao thương, đó là điều quan trọng giúp ích cho mậu dịch quốc tế, những khu vực thường có thể thành lập kho ngoại quan như:

Kho quan ngoại quan thường được thành lập ở những thành phố lớn, những tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển, và quan trọng nhất là những khu vực đó phải có sự thuận lợi về giao thông bao gồm đường bộ, đường thủy hoặc đường Hàng không. 

Rải đều tren lãnh thổ Việt Nam tại các tỉnh thành chúng ta có các kho ngoại quan như sau: Kho ngoại quan Hà Nội, kho ngoại quan Hải Phòng, kho ngoại quan Đà Nẵng, kho ngoại quan icd Biên Hòa, kho ngoại quan Vũng Tàu, Kho ngoại quan Sóng Thần, kho ngoại quan Bình Dương, kho ngoại quan Thành Phố Hồ Chí Minh…tùy theo từng khu vực sẽ có những kho ngoại quan phù hợp nhằm phục vụ cho nền kinh tế hội nhập thế giới của Việt Nam.

Những Khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc khu chế xuất..vv…cũng là những nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước và cũng là địa điểm thích hợp để thành lập kho ngoại quan.

Điểm qua các khu chế xuất hay công nghiệp trong khu vực miền Đông Nam Bộ, chúng ta có sơ bộ vào kho như: kho ngoại quan ở thành phố hồ chí minh có kho ngoại quan Cát Lái, kho ngoại quan Tân Thuận cùng một số kho khác…

Đối với hàng hóa lưu giữ và bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục Hải Quan, các phương tiện vận chuyển, xe container ra vào phải chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức hải quan tại khu vực kho được thành lập. Vì thể, cổng gác Hải quan luôn được xây dựng tại đầu vào các khu công nghiệp hay khu chế xuất để tiện việc kiểm tra và hỗ trợ khi cần.

Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan

Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:

Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.

Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.

Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.

Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

Kho ngoại quan là gì

Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.

Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.

Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan và việc xử lý hàng hóa tồn đọng.

Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan

Phương tiện, hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào chủng loại hàng hóa gửi kho ngoại quan, tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật của chủ kho ngoại quan để áp dụng biện pháp giám sát phù hợp.

Việc thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan, chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để tổ chức theo dõi, giám sát.

Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan và ngược lại hoặc từ kho ngoại quan đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

Trên đây là những những thông tin về Kho ngoại quan là gì và những quy định mới nhất về kho ngoại quan. Hy vọng những chia sẻ của Sách xuất nhập khẩu hữu ích với bạn đọc.

Ngoài ra để nâng cao kiến thức thực tế bạn có thể tham khảo các khóa học Logistics ở trung tâm uy tín để được các chuyên gia chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *