Luồng xanh là một trong ba luồng chủ đạo của hệ thống luồng hải quan. Hải quan phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu là công cụ để giám sát, kiểm tra hàng hóa xuất nhập cảnh. Với hệ thống phân luồng, hải quan Việt Nam có thể quản lý rủi ro đối với từng lô hàng cụ thể của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
1. Luồng xanh là gì? Luồng xanh vận tải là gì?
Luồng xanh là luồng mà doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi tiết từng hồ sơ và thực tế hàng hóa. Khi đạt luồng xanh, thời gian thông quan rất nhanh, giảm chi phí lưu kho và chi phí logistics của doanh nghiệp, đẩy nhanh tốc độ giao hàng.
Luồng xanh vận tải là tuyến đường lưu thông sang các khu vực khác (đi vào hoặc đi qua các khu vực theo Chỉ thị 16 / CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ), ưu tiên cho các phương tiện được phép hoạt động, đảm bảo an toàn, lưu thông thông suốt, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Phân biệt luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ
– Luồng xanh: Doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật hải quan, được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, hàng hóa.
– Luồng vàng: Bắt buộc kiểm tra hồ sơ nhưng không phải kiểm tra hàng hóa.
– Luồng đỏ: Cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết các tài liệu và phân loại kiểm tra thực tế hàng hóa.
2. Phân loại luồng xanh như thế nào?
Việc phân luồng được thực hiện tự động theo hệ thống hải quan điện tử. Hải quan sẽ đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau đối với từng doanh nghiệp, mặt hàng có rủi ro về giá hoặc cần kiểm tra đặc biệt để phân loại cụ thể. Các tiêu chí cụ thể như:
Không vi phạm hải quan và thuế
Ít sửa hoặc hủy tờ khai
Thái độ tích cực và hợp tác với hải quan
Cập nhật thông tin doanh nghiệp
Trở thành doanh nghiệp ưu tiên
Đối với các doanh nghiệp đã tuân thủ trên một năm, thông qua phân tích và đánh giá có hệ thống sẽ được hưởng một số ưu đãi kiểm tra như kiểm tra hàng hóa, hậu kiểm, thông quan. Nhưng các doanh nghiệp này được đánh giá lại sau mỗi 3 năm, hoặc bị mất quyền ưu tiên nếu họ chỉ vi phạm các quy tắc một lần.
3. Xe luồng xanh cần những gì?
Thẻ nhận dạng phương tiện luồng xanh
Chủ phương tiện đăng ký và tự in tem, dán giấy nhận diện, mã QR luồng xanh trên giấy A5 trên kính trước để cơ quan chức năng kiểm tra, hạn chế tiếp xúc, tránh lây lan dịch bệnh.
Thẻ hàng hóa dễ hư hỏng
Khi phương tiện vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng, thời gian sử dụng ngắn cần ưu tiên giao hàng nhanh cho người tiêu dùng như nông sản, thực phẩm tươi sống, hàng đông lạnh,… sẽ cần in thêm nhãn hiệu hàng hóa dễ hư hỏng.
Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính từ các chủ phương tiện trong khu vực bị ảnh hưởng hoặc đang trong vùng dịch
Nếu người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa lưu thông từ vùng ảnh hưởng hoặc có dịch phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (theo phương pháp RT-PCT hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh) trong vòng 72 giờ (kể từ thời điểm lấy mẫu).
4. Cách đăng ký luồng xanh vận tải
Bước 1: Vào trang http://luongxanh.drvn.gov.vn/#/
Điền thông tin email, số điện thoại và chọn “Nhận mã xác thực”. Điền mã OTP nhận được và chọn “Tiếp tục” để thực hiện đăng ký luồng xanh vận tải.
»»»» Review Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Hà Nội TPHCM
Bước 2: Điền thông tin người điều khiển phương tiện
Ở phần “Thông tin tài xế”, chọn “Thêm tài xế” và điền đầy đủ các thông tin được hệ thống yêu cầu.
Bước 3: Tải mẫu đơn đăng ký Luồng xanh
Chọn “Lập đề nghị cấp thẻ nhận diện” để điền thông tin xe và chọn “Tải mẫu đơn đăng ký tại đây”.
Sau khi tải đơn đăng ký, doanh nghiệp, cá nhân điền đầy đủ thông tin cùng chữ ký, đóng dấu xác nhận (đối với doanh nghiệp) và tải đơn đăng ký lên.
Bước 4: Khai báo thông tin
Điền đầy đủ thông tin mà hệ thống yêu cầu.
Bước 5: Chọn nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký
»»»» Tham khảo: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
Chọn nơi tiếp nhận và gửi hồ sơ đăng ký là Sở GTVT mà phương tiện đăng ký hoạt động. Chọn “Gửi đề nghị” để chờ Sở GTVT duyệt.
Bước 6: Theo dõi kết quả đăng ký và in tem luồng xanh theo quy định
Tại giao diện Danh sách phương tiện đăng ký, sẽ có 3 trạng thái: Chờ cấp, Đã duyệt hoặc Không được cấp.
Khi Sở GTVT xác nhận đã phê duyệt, doanh nghiệp, cá nhân tải mã luồng xanh về. Sau đó in mã khổ A5 và dán lên kính trước của xe. Như vậy, phương tiện vận tải đã đăng ký luồng xanh thành công.
Xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới. Có thể thấy, phân luồng hải quan là một trong những biện pháp quan trọng giúp quá trình lưu thông hàng hóa xuất – nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đặc biệt đối với vận tải luồng xanh, người khai cần có hiểu biết đầy đủ về các hành vi vi phạm quy định để đảm bảo thực hiện đúng các hướng dẫn và phản hồi của Sở GTVT về việc cấp luồng xanh vận tải, đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên của Sách xuất nhập khẩu sẽ giúp ích cho bạn!
Xem thêm:
- Dropship Là Gì? Cách Làm Dropshipping Chi Tiết
- RVC Là Gì? Bảng Kê Khai Hàng Hóa Xuất Khẩu Đạt Tiêu Chí RVC
- Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Xuất Khẩu – Nhập Khẩu Chi Tiết
- CO Form AI Là Gì? Điều Kiện Xin CO Form AI
- CO FORM AK LÀ GÌ? QUY TRÌNH LÀM CO FORM AK