Rủi ro trong thanh toán quốc tế là gì

Thanh toán quốc tế là gì? Có những hình thức thanh toán quốc tế nào và những rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán quốc tế là gì? Sách Xuất Nhập Khẩu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây

1. Thanh Toán Quốc Tế Là Gì? Thanh Toán Quốc Tế Tiếng Anh Là Gì?

Thanh toán quốc tế là gì

Thanh toán quốc tế trong tiếng Anh được gọi là “International payment”. Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có nghĩa vụ thanh toán hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài.

Chủ yếu là do các ngân hàng thực hiện việc thanh toán này và có cũng gắn liền với việc đổi tiền theo thị giá ngoại hối.

»»» Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Ở Đâu Tốt

2. Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Là Gì

2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền – Remittance

Khái niệm: Đây là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả một tiền nhất định như đã thỏa thuận cho người xuất khẩu.

Trong phương pháp này có 4 bên tham gia:

  • Người nhập khẩu hay người chuyển tiền ( Remitter)
  • Người xuất khẩu hay người thụ hưởng (Beneficiary)
  • Ngân hàng của người nhập khẩu hay Ngân hàng chuyển (Remitting Bank)
  • Ngân hàng của người xuất khẩu hay ngân hàng đại lý (Corresponding Bank)

Một số phương pháp chuyển tiền hiện nay như: Chuyển tiền bằng điện, chuyển tiền bằng thư.

Lưu ý: Tuy phương pháp chuyển tiền thực hiện rất đơn giản, chi phí thấp nhưng có khả năng mang lại rủi ro cho cả 2 bên nên chỉ áp dụng khi có quan hệ mua bán tin cậy, giá trị thanh toán không lớn.

2.2 Phương thức ghi sổ – Open Account

Khái niệm: Ghi sổ ở đây là nhà xuất khẩu sẽ mở tài khoản ghi nợ cho nhà nhập khẩu gồm những khoản tiền hàng và dịch vụ, bao gồm cả việc quyết định thời hạn định kỳ thanh toán lệ phí phát sinh bằng tiền hoặc bằng séc. Trong trường hợp này chỉ có nhà xuất khẩu mở sổ, nhà nhập khẩu sẽ không mở sổ hoặc có mở thì cũng chỉ có giá trị theo dõi .

Các bên khi tham gia: Bao gồm nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Trong trường hợp này ngân hàng chỉ đóng vai trò là bên mở tài khoản và thực hiện thanh toán theo chỉ định của các bên.

2.3 Phương thức nhờ thu – Collection

Khái niệm:

Nhờ thu là hình thức thanh toán mà sau khi gửi hàng cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ đồng thời gửi chứng từ cho ngân hàng của mình để thu hộ tiền của ngân hàng người nhập khẩu. Trong phương pháp này vai trò của ngân hàng thể hiện rất rõ ràng, đảm bảo an toàn, lợi ích cho 2 bên xuất – nhập khẩu.

Phương thức này bao gồm các bên tham gia sau:

  • Người Xuất Khẩu hay còn gọi người ủy thác thu: Principal
  • Ngân hàng chuyển chứng từ: Remitting bank
  • Ngân hàng thu hộ hoặc có thể đồng thời là ngân hàng xuất trình chứng từ: Collecting bank
  • Người nhập khẩu là người trả tiền hoặc ngân hàng do người NK chỉ định: Drawee

Phương thức nhờ thu được chia làm 2 loại:

  • Phương thức nhờ thu trơn – clean collection: Phương thức này chỉ thu lại chứng từ tài chính không thu kèm theo chứng từ thương mại.

Ở phương thức này do việc nhận hàng và thanh toán tách rời nhau nên không đảm bảo quyền lợi của hai bên do đó phương thức này ít được sử dụng. Nó chỉ được sử dụng trong các trường hợp thanh toán phí hoặc trong nhờ thu séc giữa các ngân hàng.

  • Phương thức nhờ thu chứng từ – documentary collection là nhờ thu:

Ở phương thức này do ngân hàng bên xuất khẩu vẫn đang nắm quyền khống chế hàng hóa, người nhập khẩu phải thanh toán tiền cho bên xuất khẩu mới có thể lấy hàng do đó đảm bảo được quyền lợi của bên xuất khẩu

2.4 Phương thức thư tín dụng – Letter of credit (L/C)

Khái niệm: L/C là một loại văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. Việc lập L/C dựa trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

Trong một bản L/C cần có những nội dung chính sau:

  • Những thông tin liên quan đến Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
  • Loại L/C
  • Các thông tin về tên và địa chỉ các bên liên quan: người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi, các ngân hàng…
    Số tiền, loại tiền
  • Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng
  • Điều khoản giao hàng: điều kiện, nơi giao hàng…
  • Thông tin về hàng hóa: tên, số lượng, trọng lượng, bao bì, đóng gói. …
  • Người hưởng lợi phải xuất trình những chứng từ sau: hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, C/0, C/Q…
  • Ngân hàng mở thư tín dụng cần có cam kết.

Các phương thức thanh toán quốc tế

Xem thêm: So Sánh Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế

3. Những Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế Là Gì

Gồm một số dạng rủi ro trong thanh toán quốc tế như sau:

– Rủi ro về tín dụng: Rủi ro tín dụng hay còn gọi là rủi ro đối tác trong tài trợ thương mại quốc tế là rủi ro khi không thu hồi lại được các khoản phải thu. Nói một cách dễ hiểu, đây là rủi ro khi một bên trong quan hệ giao dịch đã thực hiện hết các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản trong hợp đồng nhưng lại chưa nhận được khoản thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ mà mình đã trao đổi từ đối tác. Doanh nghiệp cần áp dụng nhiều cách khác nhau để bảo vệ mình trước rủi ro trong hoạt động trên thị trường quốc tế.

– Rủi ro thanh khoản: Rủi ro này xảy ra khi một hoặc nhiều đối tác đã có đủ nguồn tiền để thanh toán nhưng vẫn không thực hiện được khi đến hạn bù trừ hoặc quyết toán, các khoản thanh toán, điều đó có thể do một số nguyên nhân như: do bên một vài nguyên nhân khiến bên đối tác tạm thời không có khả năng chuyển tài sản thành tiền mặt hoặc do ngân hàng của bên đối tác chuyển khoản không thành công

– Rủi ro hoạt động: Đây là rủi ro do một số lỗi kỹ thuật trong như: hệ thống máy tính; phương tiện viễn thông; ​​các thủ tục được thể chế hóa trong quá trình giao dịch hoặc trước khi quyết toán giao dịch

– Rủi ro pháp lý: Rủi ro xảy ra do áp dụng luật hoặc quy định không mong muốn hoặc do hợp đồng không thể thực thi.

– Rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu do giá trị khoản đầu tư thay đổi do thay đổi tỷ giá hối đoái, cũng như hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. (đầu tư quốc tế)

Từ những nội dung trên ta thấy rằng việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp là vô cùng quan trọng do đó các bên cần tìm hiểu các điều khoản của giao dịch cũng như việc thanh toán và giao nhận thật kỹ trước khi ký hết hợp đồng thương mại quốc tế. Một lựa chọn trong một trường hợp người bán giao hàng và người mua trả tiền khi nhận hàng là thanh toán tiền hàng trước khi giao hàng. Cần phải xem xét kỹ các rủi ro có thể bị gặp và lường trước những rủi ro đó để giải quyết kịp thời những sự cố xảy ra.

Hy vọng bài này Sách Xuất Nhập Khẩu đã các bạn hiểu rõ hơn về Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế cũng như những rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế.

Xem thêm: 

Tags: Thanh toán quốc tế là gì, các phương thức thanh toán quốc tế, rủi ro trong thanh toán quốc tế là gì, môn thanh toán quốc tế là gì, phương thức thanh toán quốc tế là gì, tt trong thanh toán quốc tế là gì, phương tiện thanh toán quốc tế là gì, lc trong thanh toán quốc tế là gì

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *