Tích hợp 60 dịch vụ công của hải quan lên cổng dịch vụ công quốc gia

Thời gian gần đây, việc tích hợp dịch vụ công của Hải quan lên cổng dịch vụ công quốc gia đang rất được chú ý. Việc này sẽ giảm bớt thủ tục hành chính, và giúp các đơn vị có thể theo dõi sát sao hơn tình hình làm thủ tục hải quan, việc đóng thuế phí cũng được  xử lý nhanh gọn hơn.

Xem thêm: Ngành Hải quan tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng

Tích hợp 60 dịch vụ công của Hải quan lên cổng dịch vụ công quốc gia

Theo Tổng cục Hải quan, việc thực hiện Chính phủ điện tử trong lĩnh vực Hải quan đã và đang được triển khai đồng bộ, quyết liệt từ việc cung cấp dịch vụ công đến ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý.

Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, 3 nội dung trọng tâm thực hiện Chính phủ điện tử là:

  • Thực hiện dịch vụ công trực tuyến; khóa học kế toán online
  • Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN;
  • Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý.

Trước tiên, về dịch vụ công trực tuyến, để phục vụ tốt hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp và đáp ứng các mục tiêu cải cách của Chính phủ, nhất là thực hiện Chính phủ điện tử, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực, quyết tâm nâng số lượng thủ tục. Đến nay, đã có 171/192 thủ tục thực hiện mức độ 3, 4. Trong đó có 162 thủ tục ở mức độ 4 (mức độ cao nhất theo phân loại của Bộ Thông tin và Truyền thông), qua đó cho phép tiếp nhận, xử lý hồ hơ, thanh toán thuế, phí, lệ phí và trả kết quả hoàn toàn qua internet.

Đáng chú ý, Tổng cục Hải quan là một trong những đơn vị đi đầu trong tham gia tích hợp dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đến nay có 2 dịch vụ công trực tuyến (mức độ 4) được kết nối gồm:

Mục tiêu của Tổng cục Hải quan đặt ra trong năm 2020 là kết nối 60 dịch vụ công trực tuyến (mức độ 4) lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Về thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, với vai trò Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899), Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành kết nối thêm nhiều thủ tục.

Cụ thể, với cơ chế một cửa quốc gia, đã kết nối được 188 thủ tục của 13 bộ, ngành; với 36.000 doanh nghiệp tham gia, số lượng hồ sơ hơn 2,9 triệu bộ. khóa đào tạo quản trị nhân sự

Với cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam đã kết nối C/O mẫu D với 8 quốc gia trong khu vực gồm: Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Brunei, Campuchia, Myanmar, Lào.

>>>>>>>>>> Review Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt

Ứng dụng CNTT trong tất cả các khẩu quản lý

Đối với lĩnh vực nội ngành, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực ứng dụng CNTT trong toàn bộ các khâu quản lý.

Đáng chú ý là thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS, triển khai tại 100% đơn vị hải quan; thu hút 99% doanh nghiệp và xử lý 99,6% lượng tờ khai.

Về thanh toán thuế điện tử (e-Payment), Tổng cục Hải quan đã ký biên bản hợp tác với 43 ngân hàng thương mại nhằm trao đổi thông tin nộp thuế bằng phương thức điện tử, trong đó có 30 ngân hàng thực hiện thanh toán thuế điện tử 24/7. Đến nay, 97,1% số thu của ngành Hải quan được thực hiện qua phương thức điện tử.

Hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) đã được triển khai và vận hành ổn định tại 33/35 cục hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan đánh giá, VASSCM đã góp phần đơn giản hóa thủ tục đưa hàng hóa ra khỏi kho, bãi, cảng, giảm thời gian cho cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cả doanh nghiệp kho, bãi, cảng, giúp minh bạch thông tin…

Bên cạnh đó, ngành Hải quan đang tích cực xây dựng Đề án tái thiết kế tổng thể hệ thống CNTT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý của cơ quan Hải quan…

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với Văn phòng Bộ Tài chính, Cục Tin học và Thống kê tài chính… triển khai các công việc liên quan đến xây dựng trung tâm điều hành thông minh của Bộ Tài chính.

Thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các nội dung liên quan đến thực hiện Chính phủ điện tử trong lĩnh vực Hải quan. Đặc biệt là tiếp tục xây dựng, phát triển kiến trúc Chính phủ điện tử của ngành Hải quan, tham gia xây dựng hệ sinh thái tài chính số; ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 như: Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Bigdata), phân tích thông minh (BI), chuỗi khối (Blockchain)…

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/

Tổng hợp: Sách xuất nhập khẩu

5/5 - (1 bình chọn)

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *