Một số sai sót thường gặp chi chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Một số sai sót thường gặp khi chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu sẽ được Sách xuất nhập khẩu thông tin trong bài viết dưới đây. Các bạn tham khảo để tránh mắc phải khi làm thực tế nhé!

1. Hình thức, số lượng chứng từ KHI chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Một số doanh nghiệp nước ta mới bước chân vào lĩnh vực xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh trong lĩnh vực này chưa lâu dài thường mắc một lỗi rất cơ bản là chuẩn bị thiếu hoặc thừa bộ chứng từ trong giao,nhận vận tải.

Sai lầm thứ hai của đa số doanh nghiệp nước ta trong việc chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu là chúng ta không căn cứ vào hợp đồng ngoại thương và thường chuẩn bị bộ chứng từ theo ý muốn chủ quan của pháp nhân công ty mình nên thường dẫn đến những hậu quả rất lớn sau đó như: bất đồng trong hợp đồng, và bất đồng trong vấn đề thanh toán quốc tế. học ngành logistics ở đâu

Thứ ba, Trong những chứng từ chuẩn bị cho bộ chứng từ xuất , nhập khẩu hàng hóa thì những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ở nước ta thường bị mắc nhiều sai sót nhất khi chuẩn bị L/C và B/L.

2. Sai sót khi chuẩn bị chứng từ thanh toán L/C

Khi thanh toán bằng L/C thì những nội dung dưới đây những doanh nghiệp Việt Nam hay mắc lỗi nhất vì thế muốn tránh mắc những sai lầm trong khi chuẩn bị L/C thì chúng ta nên kiểm tra kỹ các nội dung trong bài viết : 

Một số biện pháp tránh sai sót khi chuẩn bị chứng từ thanh toán L/C

Khi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương thức L/C, có thể giải quyết theo một trong những cách sau:

Người xuất khẩu cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót trong bộ chứng từ để được thanh toán.
Ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán trong trường hợp này khi bộ chứng từ có sai sót nhỏ. Cách này chỉ phổ biến khi có sự tín nhiệm lẫn nhau.

Khi đó: khóa đào tạo quản trị nhân sự

  • Người xuất khẩu phải có tình trạng tài chính khả quan và là khách hàng quen thuộc của ngân hàng
  • Trong một vài trường hợp, ngân hàng giao dịch có thể giữ lại một số tiền trong tài khoản chờ đến lúc ngân hàng mở cho phép giải toả

Một số sai sót thường gặp chi chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu

>>>>>>> Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất

3. Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thường

Theo tập quán, người xuất khẩu có thể nhờ ngân hàng của mình chiết khấu các chứng từ bằng thư cam kết bồi thường của mình dù có các sai biệt đối với khách hàng được tín nhiệm. Nếu người xuất khẩu không phải là khách hàng của ngân hàng giao dịch, việc bảo lãnh của người xuất khẩu phải được chính ngân hàng của mình ký xác nhận. nên học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

Khi việc thanh toán đã được thực hiện theo thư bồi thường, người xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của mọi sai biệt và có thể bị ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả số tiền nếu người mua không nhận bộ chứng từ.

4. Người xuất khẩu điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán

Nếu thư bồi thường của nhà xuất khẩu không được ngân hàng giao dịch chấp nhận hoặc L/C cấm giao dịch bằng thư bồi thường, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của mình điện cho ngân hàng mở xin được phép thanh toán.

Trong bức điện, ngân hàng giao dịch thường mô tả ngắn bộ chứng từ liên hệ cũng như các chi tiết về các sai biệt chứng từ. Ngân hàng giao dịch của người xuất khẩu thường phải mất vài ngày hoặc một tuần để nhận được điện trả lời. Người bán là người phải chịu phí điện báo. học chứng chỉ kế toán trưởng

5. Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu

Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng giao dịch gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng mở để nhờ thu.

Với cách này, người xuất khẩu phải chờ một thời gian mới được thanh toán. Ngân hàng mở sẽ hành động như một ngân hàng nhờ thu, sẽ chuyển số tiền thu được bằng thư hàng không cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng của người này. Nếu giá trị hối phiếu là một số tiền lớn, người xuất khẩu nên yêu cầu ngân hàng thu ngân chuyển số tiền thu được trên bằng điện chuyển tiền để thu được tiền nhanh hơn.

Tags: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu, cách kiểm tra bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bộ chứng từ xuất nhập khẩu thực tế

Xem thêm: Một số biện pháp tránh sai sót khi chuẩn bị chứng từ thanh toán L/C

5/5 - (1 bình chọn)

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *