Quy trình làm việc của fowarder

Forwarder là gì? Và quy trình làm hàng Xuất nhập khẩu Forwarder như thế nào hãy cùng Sách Xuất nhập khẩu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Review khóa học Logistics ở đâu tốt

Forwarder là gì?

Forwarder_ hành động chuyển tiếp là một cá nhân hoặc công ty đứng ra tổ chức tiếp nhận và luân chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến điểm đích cuối cùng cho bên có nhu cầu. Như vậy, có thể hiểu Forwarder là người thực hiện việc chuyển tiếp hàng hóa hoặc giấy tờ.

Forwarder chủ yếu làm hàng đóng trong container, mặc dù những loại hàng không đóng container vẫn có thể thực hiện được nhưng ít thấy hơn. Ngoài các tuyến quốc tế, cũng có thể dịch vụ forwarding chỉ diễn ra trên tuyến nội địa. Hàng hóa được đóng trong container rồi vận chuyển nội địa các cảng trong nước theo hai chiều. 

Quy trình làm hàng Xuất nhập khẩu của Forwarder

Khi mua bán và vận chuyển hàng hóa Xuất nhập khẩu và thuê Forwarder để xử lý sẽ giúp tối ưu không chỉ về chi phí, thời gian và công sức, đặc biệt là hàng lẻ. Nhờ vào kinh nghiệm của forwarder sẽ đảm bảo được lô hàng vận chuyển thuận lợi hơn.

Tùy theo cam kết của người thuê và Forwarder, công việc thực hiện sẽ có sự điều chỉnh khác nhau. Tuy nhiên quy trình làm hàng Xuất nhập khẩu của Forwarder thông thường cũng sẽ thực hiện như sau:

Bước 1: Tư vấn, tiếp nhận thông tin và chứng từ từ khách hàng

Forwarder  sẽ lấy đầu đủ thông tin của khách hàng bao gồm: 

  • Tên hàng hóa
  • Số lượng hàng
  • Quy cách đóng gói
  • Địa chỉ giao nhận hàng hoá
  • Điều kiện giao hàng Incoterms
  • Thông tin người gửi hàng
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Đồng thời, Forwarder sẽ kiểm tra kỹ về chính sách thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hoá trước khi tiến hàng giao nhận hàng.

Sau khi thỏa thuận xong với khách hàng, tùy vào lô hàng nhân viên kinh doanh sẽ gửi hoặc in chứng từ chuyển cho nhân viên khai thác (OPS) để kiểm tra thông tin.

Bước 2: Kiểm tra thông tin trên chứng từ

Quy trình làm việc của fowarder

Khi tiếp nhận chứng từ từ khách hàng Forwarder sẽ kiểm tra đầy đủ về:

  • Sales Contract (Hợp đồng mua bán): Kiểm tra số, ngày hợp đồng, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, thông tin hàng hóa…
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): Kiểm tra số, ngày invoice, điều kiện giao hàng, đơn giá, trị giá…
  • Packing list (Chi tiết đóng gói): Kiểm tra trọng lượng, thể tích, số kiện, cách đóng gói…
  • Bill of Lading (Vận đơn): Kiểm tra số, ngày và nơi phát hành, tên tàu, số chuyến, số cont, chì, trọng lượng … Lưu ý xem có B/L gốc không, hay đã surrender / telex release.
  • Arrival notice (Giấy báo hàng đến).
  • C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ), nếu có: cần kiểm tra kỹ nếu có CO ưu đãi đặc biệt như mẫu D, E… vì có liên quan trực tiếp đến ưu đãi thuế.
  • Giấy giới thiệu của công ty chủ hàng (thường gửi sau, cùng bộ hồ sơ giấy).

Kiểm tra chéo thông tin giữa các chứng từ với nhau và kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của chứng từ

  • Hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ nếu: chứng từ không đầy đủ, hoặc thiếu thông tin trên chứng từ, hoặc thông tin trên các chứng từ không khớp nhau.
  • Nếu bộ hồ sơ đủ số lượng chứng từ, đủ thông tin cần thiết (để lên tờ khai hải quan), và thông tin trên các chứng từ khớp nhau, thì bộ chứng từ được coi là đầy đủ hợp lệ.

Nếu bộ chứng từ thiếu hoặc chưa hợp lệ, nhân viên OPS báo Sales đề nghị khách hàng bổ sung chỉnh sửa đến khi đầy đủ.

Tra cứu mã HS

  • Với khách hàng mới, loại hàng mới, cần tìm hiểu kĩ lưỡng thông tin tên hàng, công dụng, tính chất, chất liệu, loại hàng (đề nghị khách hàng cung cấp tờ khai trước đây, tra cứu trên mạng…). Mục đích là để xác định được mã HS và mô tả hàng hóa chính xác.
  • Với khách hàng truyền thống, cần kiểm tra lại mã HS xem còn phù hợp không.

Làm biên bản giao hàng để sau giao cho nhà xe (2 bản), kẹp vào Jobfile.

Bước 3: Lên tờ khai hải quan

Lên tờ khai hải quan (TK) bằng phần mềm khai hải quan, sau khi kiểm tra chứng từ xong thì làm bước tiếp…

Kiểm tra lại TK trên phần mềm để đảm bảo nội dung chính xác:

Lưu ý những tiêu chí không được phép sửa trên TK (Cần kiểm tra hết sức cẩn thận). Tên người xuất khẩu, địa chỉ, mã bưu điện. Số bill, số cont, chì, ngày hàng đến, tên tàu chặng cuối, địa điểm dỡ hàng. Số ngày invoice, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, mã phân loại hóa đơn, mã phân loại TK trị giá

Tự tính số thuế phải nộp bằng file excel, gồm thuế nhập khẩu, VAT… Nếu khớp kết quả (hoặc sai số nhỏ, dưới 100 đồng) thì thực hiện bước tiếp theo, nếu chưa khớp kiểm tra ngày lại TK về thuế và đơn giá, trị giá, và điều chỉnh dữ liệu nếu cần thiết.

Phụ trách bộ phận OPS khác kiểm tra (độc lập) lại toàn bộ TK để đảm bảo nội dung trên TK được chính xác. Khi thấy thông tin chưa rõ ràng đầy đủ thì yêu cầu người khai giải thích rõ ràng. Nếu thấy đã ổn thì hoàn tất việc kiểm tra. Trường hợp 2 người chưa nhất trí thì báo cáo cấp trên để được hướng dẫn xử lý.

Sau khi cả 2 người (người khai và người kiểm tra) đều thấy nội dung TK đã chuẩn chỉnh thì chuyển sang bước tiếp.

Gửi TK in thử cho K/H kiểm tra và xác nhận. Bổ sung, chỉnh sửa TK theo yêu cầu của K/H, nếu thấy yêu cầu đó là hợp lý. Trong trường hợp thấy yêu cầu của khách hàng chưa hợp lý, chẳng hạn mã HS không chính xác để được mức thuế suất thấp, OPS cần giải thích rõ các phương án, và để khách hàng quyết định.

Truyền TK và nhận kết quả phân luồng từ hệ thống. Tùy theo tờ khai được phân luồng gì mà tiến hành các bước tiếp theo:

  • Luồng xanh: In TK, chờ khách hàng nộp thuế, sau đó đến HQ giám sát làm nốt thủ tục thông quan.
  • Luồng vàng: Phải mang TK và bộ hồ sơ lên cho hải quan kiểm tra hồ sơ. Nhân viên đi làm hiện trường phải đọc hồ sơ, và trao đổi với người lên tờ khai để nắm được thông tin về lô hàng, để có thể chủ động giải thích khi hải quan hỏi.
  • Luồng đỏ: Hải quan vừa kiểm tra hồ sơ vừa kiểm tra thực tế hàng hóa. Cần hiểu rõ về lô hàng, hỏi K/H xem hàng hóa thực tế có chuẩn chỉnh không, có nhãn mác đầy đủ không, quy cách đóng gói đơn vị, đặc điểm, tính chất, công dụng… như thế nào, để có phương án kiểm hóa thích hợp. Khi đi kiểm hóa, lưu ý mang theo một số dụng cụ cần thiết như: seal (chì niêm phong), dao rạch giấy, băng dính…

Nộp thuế nhập khẩu và VAT sau khi có kết quả phân luồng, gửi khách hàng file tờ khai để nộp thuế. Lưu ý: trong email, phải hướng dẫn khách hàng thông tin nộp thuế:

Bước 4: Lấy lệnh hãng tàu hoặc Forwarder trong quy trình làm hàng nhập

Để lấy lệnh hãng tàu, đầu tiên, bạn phải ứng tiền làm hàng. Cần liên lạc trước với hãng tàu đều thống nhất về phí lấy lệnh, phí cược cont và lô hàng của mình đã đáp ứng đủ tiêu chí lấy lệnh hay chưa.

Nếu như bên vận tải biển là FWD thì bạn cần cầm giấy giới thiệu và giấy báo hàng đến, lên lấy uỷ quyền. Khi lấy lệnh, bạn cần chú ý đến phí gia hạn.

Sau khi lấy được lệnh trên hãng tàu hoặc FWD, bạn cần kiểm tra lại số cont, số chì, hạn lệnh, Kiểm tra số tiền, mã số thuế, tên công ty, địa chỉ trên hóa đơn. (Nếu không khớp phải yêu cầu sửa trước khi ký lên hóa đơn)

Bước 5: Làm thủ tục thông quan

Quy trình làm việc của fowarder

Đây là bước quan trất trong quy trình làm hàng nhập của forwarder. Thường hay xảy ra trục trặc, vướng mắc phát sinh trong bước này. Do đó bạn cần phối hợp tốt với các bộ phận khác.

Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan bao gồm

  • Tờ khai hải quan điện tử: 1 bản (in từ phần mềm)
  • Commercial Invoice: 1 bản photo có chữ ký Giám đốc và đóng dấu doanh nghiệp.
  • Vận đơn: 1 bản HBL có dấu doanh nghiệp + 1 bản HBL có dấu FWD (nếu có) + 1 bản MBL có dấu của hãng tàu
  • Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành: 1 bản gốc (nếu hàng phải kiểm tra chuyên ngành);
  • C/O: 1 bản gốc (nếu có);
  • Ngoài ra cần chuẩn bị sẵn những chứng từ khác như: Hợp đồng ngoại thương, Packing List, Chứng nhận chất lượng (C/Q)… khi cần có thể xuất trình để giải thích với cán bộ hải quan.

Cầm bộ hồ sơ đến hải quan tiếp nhận để được phân công cán bộ kiểm tra hồ sơ.
Nộp bộ hồ sơ tới người được phân công kiểm tra hồ sơ.

Hải quan tiếp nhận kiểm tra chứng từ:

  • Nếu hồ sơ không đầy đủ chuẩn chỉnh, hải quan sẽ đồng ý cho hàng được thông quan hoặc đem về bảo quản.
  • Nếu hồ sơ cần bổ sung chỉnh sửa hoặc cần thêm thông tin thì người đi làm hiện trường sẽ liên hệ về văn phòng để được trợ giúp. Nếu văn phòng không có người trợ giúp thì phải trực tiếp quay về văn phòng thực hiện (rất ngại trường hợp này).
  • Hải quan trả lại: 1 TK hải quan điện tử đã thông quan, hoặc cho phép đưa hàng về kho bảo quản. Bạn cũng có thể lấy phản hồi từ phần mềm và in tờ khai từ máy tính của mình.
  • Nộp các khoản phí cần thiết: lệ phí tờ khai…
  • Làm thủ tục hải quan
  • Cán bộ hải quan kiểm tra chứng từ

Bước 6: Làm thủ tục lấy hàng

Sau khi làm thủ tục hải quan xong tại chi cục, cầm bộ TK đó xuống cảng đổi lệnh, hồ sơ bao gồm: Lệnh giao hàng: 1 bản gốc + 1 bản copy và Giấy cược cont: 1 bản gốc

Nộp phí nâng hạ, đổi lệnh xong, kiểm tra lại số cont, chì.

Cảng trả lại những giấy tờ: Phơi lệnh nâng và Hóa đơn nâng hạ (Lưu ý kiểm tra thông tin trên hóa đơn: Tên công ty, MST, địa chỉ…)

Ký hải quan giám sát: xuất trình TK gốc, TK copy, phơi lệnh nâng

Bước 7: Giao lệnh cho xe

Đưa nhà xe hoặc lái xe những chứng từ:

  • Phơi lệnh nâng
  • Biên bản giao hàng: 2 bản
  • Phiếu cược: 1 bản copy
  • Thông tin xuất hóa đơn nâng hạ (có thể ghi trên tờ cược)
  • Xe container lấy hàng tại cảng

Bước 8: Lấy cược & hoàn ứng

Sau khi giao hàng sẽ liên hệ với nhà xe để lấy phơi phiếu. Đổi hóa đơn hạ (nếu cần). Sau khi lấy cược, nhân viên hiện trường làm phiếu hoàn ứng và thanh toán với công ty.

Bước 9: Trả kết quả kiểm tra chuyên ngành (nếu có) – kết thúc quy trình làm hàng nhập của forwarder

Sau khi có giấy kiểm tra chất lượng, nộp cho hải quan để thông quan tờ khai, và gửi tờ khai gốc cho khách hàng.

»»» Xem thêm: 

Incoterms 2020 là gì? Tóm tắt nội dung Incoterms 2020 

Kích thước xe container

Thủ tục hải quan hàng gia công

Surcharge là gì? Tổng hợp các  phụ phí trong vận tải quốc tế

Hợp đồng ngoại thương là gì?

 Sách Xuất nhập khẩu chúc bạn thành công!

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *